-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2019-05-16
Các dòng tranh dân gian hiện nay nổi tiếng và được nhiều người biết đến như tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống, Tranh Thập vật, Tranh làng Sình, Tranh Đồ thế Nam Bộ, Tranh Kính Nam Bộ, Tranh Thờ miền núi, Tranh Gói vải, Tranh Thờ đồng bằng, Tranh Vải, Tranh Nam Hoành
Các dòng tranh dân gian của Việt Nam hiện nay đang dần bị lãng quên và đứng trước nguy cơ mai một bởi không còn được nhiều người chơi và đặc biệt là người tâm huyết gìn giữ nghề truyền thống. Nhiều dòng tranh dân gian hiện nay chỉ còn trong ký ức là thực trạng đáng buồn về tranh dân gian của nước ta.
Các dòng tranh dân gian phát triển ở nước ta vào những năm thuộc thế kỷ 18 và 19. Ở thời kỳ này, việc sản xuất tranh dân gian ngày càng mở rộng ở nhiều địa phương và tập trung thành từng làng nghề truyền thống để cung cấp cho nhu cầu của cư dân trên khắp mọi miền đất nước.
Các dòng tranh dân gian đa số được sử dụng nhiều trong các dịp Tết hay cúng tế trong mùa lễ hội, mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ta.
Những dòng tranh mà chúng ta còn được biết đến ngày nay như: tranh Đồng Hồ, tranh kính Nam bộ, tranh hàng Trống, tranh làng Sình… cũng không còn hưng thịnh như trước, nhiều dòng tranh đã bị thất truyền như tranh Kim Hoàng, Nam Hoành.
Tranh dân gian Việt Nam được lưu truyền cho đến nay thông qua các tác phẩm ở thành thị và các làng quê, bản xóm, các dòng tranh đều thể hiện ước vọng ngàn đời của người dân hướng tới cuộc sống tốt đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
Tranh dân gian Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền do tập quán chơi tranh và sử dụng tranh không còn phổ biến như trước đây là nguyên nhân khiến những người tâm huyết với nghề, giữ nghề cũng ngày một ít đi do đó các dòng tranh dân gian đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.
Căn cứ vào nội dung trên các bức tranh dân gian Việt Nam có thể chia thành 4 nhóm:
1. Tranh để thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ (“Vũ Đình - Thiên Ất”, “Tiến Tài - Tiến Lộc”, “Táo quân - Thổ công”, “Ngũ Hổ”...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốt thế mạng cho người sống;
2. Tranh dùng trong chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết (“Gà - Lợn”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”...);
3. Tranh miêu tả sinh hoạt cuộc sống: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹ nhàng (“Tứ quý”, “Tứ dân”, “Đánh ghen”, “Hứng dừa”...);
4. Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lí thú (“Truyện Kiều”, “Trê - Cóc”, “Bà Triệu cưỡi voi”, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ...).
Trong những năm qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam đã quan tâm đến vấn đề này và đã sưu tập để bổ sung vào hệ thống tranh dân gian của bảo tàng qua việc tìm kiếm, sưu tầm và mua các loại tranh dân gian, bên cạnh đó đơn vị cũng liên tục nghiên cứu, sưu tầm những bức tranh còn thiếu, những dòng tranh thất truyền không còn sản xuất nhưng còn lưu lại ít ỏi ở các gia đình tại khắp các vùng miền nhằm bổ sung cho sưu tập.
Tranh dân gian là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là những sản phẩm du lịch độc đáo đầy hấp dẫn đối với du khách thập phương nhất là những du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam.
Việc nghiên cứu di sản văn hóa tranh dân gian của cha ông không chỉ mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ tiếp nối duy trì và phát triển những giá trị nghệ thuật dân gian sống mãi với thời gian.
Từ trước đến nay đã có nhiều cuộc triển lãm giới thiệu các dòng tranh dân gian Việt nam, vào tháng 2 năm 2018 Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam” nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Triển lãm tập chung giới thiệu 62 tranh tiêu biểu trong sưu tập chọn lọc của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mong muốn mang đến cho người xem tại thành phố Đà Nẵng cảm nhận sâu hơn về nét đẹp của một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc với sự đa dạng, phong phú của các dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Đông Hồ (Thuận Thành – Bắc Ninh), Hàng Trống, Kim Hoàng (Hà Nội), và một số tranh thờ Vũ Di (Vĩnh Phúc), Độc Lôi (Nghệ An)…
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp