-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2020-01-08
Những ngày giáp Tết ở Việt Nam thường có thời tiết khác nhau ở các vùng miền. Miền Bắc điển hình với tiết trời se lạnh, sương mù ẩm ướt mỗi sáng sớm, ở phía Nam thời tiết lại ấm hơn so với miền Bắc.
Cho dù ở bất cứ đâu, kể cả những người Việt Nam đang xa xứ thì mỗi độ xuân về bất cứ ai cũng có một cảm xúc lâng lâng háo hức đón chờ một cái Tết mới.
Tết Cả, Tết Ta hay Tết cổ truyền… là những tên gọi khác cho ngày Tết âm lịch của Việt Nam. Tết âm lịch là một ngày lễ lớn, có từ lâu đời và được tổ chức rộng rãi trên khắp cả nước. Từ những thế kỷ trước cho đến các thời nhà Đinh, Lý, Trần, Lê… cho đến ngày nay, ông cha ta đã gìn giữ và phát huy phong tục Tết cổ truyền hàng năm một cách thiêng liêng, thành kính.
Theo truyền thuyết kể lại, từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết.
Có thể đó cũng là lý do vì sao lại có sự ra đời của sự tích Bánh chưng- Bánh dày. Theo dòng chảy hàng thế kỷ, cho đến ngày nay, Tết Nguyên Đán vẫn được tổ chức như một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo thì bánh Chưng- bánh Dày và bánh Tét là những thức quà không thể thiếu trong ngày Tết. Hình ảnh cả gia đình cùng quây quần bên nhau gói bánh Chưng, bánh Tét đã ăn sâu trong tâm trí người Việt, trở thành miền ký ức ấm ấp đối với mỗi người con phải xa quê.
Cứ đến ngày 26, 27 âm lịch hàng năm, các gia đình lại cùng nhau gói bánh chưng. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất. Màu xanh của lá dong tượng trưng cho cỏ cây, đỗ xanh là biểu tượng của trái ngon quả ngọt, thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là văn minh lúa nước của Việt Nam. Cùng nhau ngồi luộc bánh, một nồi bánh nóng hổi bốc hơi nghi ngút xua tan cái giá lạnh của mùa đông.
Bên cạnh việc chuẩn bị cho gói bánh chưng thì trang trí, dọn dẹp nhà cửa cũng là một trong những nét văn hóa của ngày Tết. Công việc dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa không chỉ là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mà nó còn mang ý nghĩa xóa bỏ những âu lo, phiền não của năm cũ. Nhà cửa sạch đẹp để chào đón tết đến xuân sang cũng như lời hy vọng về một năm mới tốt đẹp hơn, tươi mới hơn.
Chợ ngày Tết cũng là một “đặc sản” mà mọi người mong chờ được “thưởng thức” mỗi khi Tết đến xuân về. Ngoài những thực phẩm như thịt, cá, rau củ thì chợ ngày Tết còn được tô điểm thêm bởi muôn ngàn loài hoa với đủ các loại sắc màu.
Cái không khí ấy đã từng được nhà thơ Đoàn Văn Cừ mô tả trong bài “Chợ Tết”:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Nhà nhà cùng nhau sắm sửa đón Tết, trẻ em háo hức được mua quần áo mới, được đi chợ hoa. Những tiếng nói, tiếng cười hòa chung với không khí tấp nập ngày Tết. Cứ thế, Tết trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi năm mới về, trở thành một miền ký ức khó phai trong cuộc đời mỗi con người.
Trước mỗi dịp năm mới, các cơ quan, công ty thường tổ chức tri ân khách hàng, gửi thiệp chúc mừng năm mới đến khách hàng và đến các đối tác, nhân viên trong côngty để tỏ lòng cám ơn đến họ.
Những tấm thiệp nổi chúc mừng năm mới là một món quà cự kỳ độc đáo để truyền tải những thông điệp chúc mừng đến họ. Bên cạnh đó, bạn có thể thông qua những tấm thiệp giấy nổi để truyền bá hình ảnh thương hiệu hoặc giới thiệu sản phẩm được mô phỏng dưới dạng thiệp nổi.
Chẳng còn bao lâu nữa là ta lại được đón giao thừa, đón năm 2020 về. Một thập kỷ đã trôi qua, mười năm cuộc đời đủ để ta lớn khôn hơn, trưởng thành hơn và đủ để có thêm những kỉ niệm đẹp của cuộc đời. Bạn đã sẵn sàng gửi tặng những món quà ý nghĩa cho người thân của mình với thiệp nổi 3d chưa?