2019-05-16

Những món ăn trong ngày tết

 

Mâm cúng đêm giao thừa của mỗi gia đình đều không thể thiếu là thịt gà, bánh trưng (bánh tét), tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình sẽ có thêm các món khác như miến, canh măng, canh bóng, dưa hành, thịt đông, cá chép kho, giò lụa, thịt kho tàu...

 

Trước đây, đa số các gia đình đều tự gói bánh trưng, nhưng trong vòng từ năm 2000 trở lại đây, đa số các gia đình ở thành phố đã không còn gói bánh mà mua sẵn hoặc đặt các nhà chuyên làm bánh, việc gói bánh cũng chỉ còn ở các gia đình vùng nông thôn.

 

goi banh trung tet

 

Những địa điểm vui chơi trong ngày tết

 

Người Việt ai cũng thuộc câu nói: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Trong những ngày đầu năm, con cái thường đến thăm cha mẹ và dắt theo cả gia đình đi thăm họ hàng, làng xóm. Đây là dịp để con người trở về cội nguồn nhất là những người con xa quê, thì đây là dịp trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm.

 

Khi đến thăm một gia đình nào đó, nếu có người già và trẻ con, họ thường nhận được một phong bao lì xì đựng tiền may mắn, phong bao này mang ý nghĩa chúc các cụ già giống lâu mạnh khỏe, các cháu nhỏ học hành chăm chỉ, giỏi giang và ngoan ngoãn.

 

Sau thời gian 3 ngày tết, thường là dịp của các mùa lễ hội, họ thường đến các khu vực tổ chức để tham gia các cuộc vui chơi, đi du lịch để giao lưu văn hóa với các vùng miền, dân tộc. Đặc biệt việc đi du lịch trong dịp tết ở địa phương khác hoặc ở nước ngoài hiện nay đang bắt đầu được nhiều gia đình lựa chọn.

 

Ở hầu hết các vùng miền, làng quê của Việt Nam, nơi đâu cũng tổ chức lễ hội sau dịp tết vào những ngày đầu của năm như câu tục ngữ: “Tháng riêng là tháng ăn chơi”. Có nghĩa là trong tháng 1 âm lịch, người dân sẽ tham dự các lễ hội, đi du xuân và nghỉ ngơi không làm việc (bởi xuất phát điểm là người Việt Nam có đến 80% sinh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp)

 

Ngày tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn là quãng thời gian để duy trì, bảo tồn bản sắc dân tộc Việt. Đất nước ta với 54 dân tộc và với mỗi dân tộc sẽ có một nét văn hóa riêng, tuy nhiên trong bài viết này, với vai trò là một người con thủ đô Hà Nội, tôi chỉ xin giới thiệu một vài ngày lễ hội truyền thống được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.

 

Lễ hội Ngọc Hồi Đống Đa

 

Điển hình trong những ngày lễ hội đầu năm phải kể đến chiến thắng Ngọc Hồi được tổ chức tại gò đống đa, thủ đô Hà Nội vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch nhằm tưởng nhớ công tích của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ); Lễ hội chùa Hương được mở từ ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lê hội được nhân dân khắp cả nước và các du khách quốc tế đến thăm. 

 

ngoc hoi dong da

Việt Nam với gần 1000 năm Bắc thuộc, nên phong tục chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, thì một số nét văn hóa riêng vẫn không bị pha tạp hay mất đi bản sắc dân tộc.

 

Lễ Hội Chùa Hương

 

Sau những ngày tết, nổi tiếng ở miền Bắc là lễ hội Chùa Hương. Vào dịp này, hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên tổ quốc đổ về tham dự. Người Việt Nam tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về.

 

le hoi chua Huong

Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương , lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch

 

Lễ hội đền Gióng

 

Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương...

 

ngay hoi den giong

Lễ hội đền gióng

 

Ngoài ra còn hàng ngàn những lễ hội khác mà bạn có thể tìm hiểu thông qua từ khóa “những lễ hội ngày tết của việt nam”.

 

Nguồn: Tổng hợp

Thiệp mổi mừng năm mới 2018 mậu tuất

popup

Số lượng:

Tổng tiền: