-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2020-01-10
Theo sự tích ông bà ta kể lại, có cặp vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao, tuy ăn ở mặn nồng nhưng ở mãi với nhau mà chưa có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ. Một lần, Trọng Cao vì quá nóng giận mà đánh vợ khiến Thị Nhi bỏ nhà ra đi.
Sau đó Thị Nhi đã gặp gỡ Phạm Lang và đem lòng thương mến, hai người kết duyên thành vợ chồng.
Phần về Trọng Cao, sau khi đánh vợ khiến cô bỏ nhà ra đi thì đã rất ân hận, nên quyết lên đường đi tìm vợ.
Trên đường đi, vì tiền bạc đã tiêu hết nên Trọng Cao phải đi ăn xin. Lần ấy, lại đi ăn xin vào đúng nhà Thị Nhi. Nhận ra chồng, Thị Nhi vừa thấy thương, vừa thấy mình có lỗi nên đã mời Trọng Cao một bữa cơm.
Khi biết Phạm Lang trở về nhà, vì sợ bị chồng phát hiện nên Thị Nhi đã giấu Trọng Cao vào bụi rơm ngoài vườn. Phần vì đói và đi đường xa thấm mệt, Trọng Cao đã ngủ thiếp đi. Phạm Lang trở về liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy đống rơm cháy to, Thị Nhi nhảy vào để cứu Trọng Cao. Phạm Lang không hiểu chuyện gì, chỉ thấy vợ nhảy vào đống rơm thì cũng vội vã nhảy theo để cứu vợ. Trước câu chuyện cảm động của ba người, Thượng Đế thấy ba người đều sống có tình có nghĩa nên sắc phong cho làm Táo Quân.
Thần Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích như trên rồi lấy tên là 3 vị: Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp núc. Bếp được coi là căn nguyên của ngôi nhà khi mà từ thời nguyên thủy con người ta biết dùng lửa đầu tiên. Và thần Táo Quân không chỉ là người định đoạt may rủi, phúc họa trong gia đình mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ và giữ bình yên, ấm no cho cả gia đình.
Tương truyền rằng cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân lên chầu trời, báo cáo cho Ngọc Hoàng về những việc tốt và chưa tốt, những gì đã là được và chưa làm được trong một năm qua của gia chủ mà Táo đang chú ngụ. Vì thế mà như một phong tục không thể quên, cứ vào ngày này là các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng, tiễn ông Táo về trời.
Bên cạnh mâm cơm cúng thì lễ phóng sinh cá chép cũng là một nghi lễ quan trọng. Người dân thường chuẩn bị 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước và cúng cùng những đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ mang cá đi thả ở sông, hồ. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng cho sự kiên trì, ý chí bền bỉ. Đó là lý do vì sao lại chọn cá chép là “phương tiện” để Táo Quân cưỡi về trời.
Tết Táo Quân là một ngày lễ quan trọng, vì vậy mà các gia đình đều chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo cho ngày này. Hơn thế nữa, lễ được làm vào ngày 23- thời điểm rất gần với Tết Nguyên Đán nên đây cũng là dịp để gia đình quay quần, tụ họp và tặng cho nhau những món quà hoặc lời chúc đầy ý nghĩa.
Trong dịp này, bạn có thể tặng cho người thân những tấm thiệp chúc mừng năm mới cùng những lời chúc tốt đẹp của bạn gửi đến họ.
Thiệp nổi là một trong những món quà độc đáo mà bạn có thể dành tặng cho bất kỳ ai, từ bạn bè, đồng nghiệp cho đến những người thân trong gia đình. Đây là loại thiệp được làm thủ công từ những mảnh ghép nhỏ để tạo nên một mô hình của một bông hoa, con vật, hoặc một công trình kiến trúc văn hóa nào đó dưới dạng hình nổi 3d.
Khi lựa chọn thiệp giấy nổi, bạn cần tìm hiểu xem người được tặng có sở thích gì? Họ có phải là người yêu động vật, thích du lịch, hay yêu hoa… để lựa chọn một tấm thiệp nổi phù hợp nhất với họ. Chắc chắn người thân của bạn sẽ rất bất ngờ và ấn tượng với món quà bằng thiệp giấy nổi.