-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
2019-05-16
Nhật bản là một đất nước nằm ở Châu Á nhưng lại có phong tục và tập quán giống với Châu Âu nhiều hơn như đón năm mới theo dương lịch.
Khác với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Phong tục đón năm mới của người Nhật mặc dù hiện nay vẫn giữ được những truyền thống Á Đông riêng, nhưng bên cạnh đó cũng tiếp nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây trải qua quá trình giao lưu, và lịch sử theo thời gian.
Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama Oshogatsu.
Trước khi Giáng sinh và năm mới đến, các Công ty thường gửi thiệp mừng Giáng sinh gọi là “Nengajo” đến các khách hàng và đối tác với mình trong quá khứ hoặc trong năm vừa qua để bầy tỏ lòng cảm tạ sâu sắc những gì người khác đã làm cho mình. Phong tục này thể hiện rất rõ truyền thống văn hóa “cảm ơn” của người Nhật.
Những tấm bưu thiếp kèm với lời chúc Giáng sinh và năm mới sẽ được gửi đến địa chỉ người thân và những người đã giúp đỡ mình. Điểm đặc biệt là những bưu thiếp tại Nhật không sử dụng mầu sắc đỏ theo quan niệm của họ và những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm thiệp nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”, mục đích là để họ có thể tĩnh tâm tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất.
Người Nhật có tập quán trang trí cây thông (kadomatsu) trước cửa nhà, hoặc trước cổng Công ty. Họ quan niệm cây thông này là nơi đón vị thần Toshigamisama để mang lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ đến với gia đình hoặc Công ty mình
Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật cũng sử dụng các loại dây thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng... tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.
Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, cũng như các nước khác, họ thường dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn được gọi là ngày “Susuharai”, gần đây mọi người thường trang hoàng nhà cửa ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào ngày 29, và trong trường hợp đặc biệt họ có thể trang hoàng vào ngày cuối của năm là ngày 31.
Những vật dụng thường sử dụng để trang trí nhà cửa như “Kadomatsu” bao gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của Thần linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre.
“Shimekazari” được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng và có tác dụng trừ tà.
Vào đúng 0g đêm giao thừa, khắp các ngôi chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh đúng 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ. Vào thời khắc giao thừa, trong thời gian diễn ra những tiếng chuông ngân vang, tất cả mọi người đều quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống.
Tham khảo từ nguồn: kilala.vn, duhocnhatban.edu.vn và một số trang khác
(đón xem tiếp phần 2)